Hỏi đáp

Lương và Bảo Hiểm

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng) đều thuộc đối tượng đồng thời tham gia BHXHBHYT và BHTN bắt buộc.

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Nguồn: Điều 4, điều 13, điều 17 Quyết định số 595/2017/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017

Tỉ lệ các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn) hiện tại như sau:

  • Bảo hiểm xã hội: 25,5%, trong đó Doanh nghiệp đóng 17,5%, Người lao động đóng 8%
  • Bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó Doanh nghiệp đóng 3%, Người lao động đóng 1,5%
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 2%, Doanh nghiệp đóng 1%, Người lao động đóng 1%
  • Kinh phí công đoàn: 2%, Doanh nghiệp đóng toàn bộ

 

Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở. Kinh phí công đoàn: từ ngày 10/1/2014 tất cả doanh nghiệp đều phải đóng kể cả doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở.

Nguồn: Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
  • Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
  • Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

 

Người lao động làm việc vào ban đêm (từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng), thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2019:
  • Vùng 1: 4.180.000 đồng/tháng
  • Vùng 2: 3.710.000 đồng/tháng
  • Vùng 3: 3.250.000 đồng/tháng
  • Vùng 4: 2.920.000 đồng/tháng
Lưu ý: lương trả cho người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất và phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề. Nguồn: 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018

Theo quy định của Bộ Luật lao động 2012:

  • Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản (Điều 16)
  • Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói (Điều 16)
  • Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động (Điều 18)
  • Có 3 loại hợp đồng lao động: (a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; (b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; (c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ (hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng) (Điều 22)
  • Khi hợp đồng loại (b) hoặc (c) hết hạn thì trong vòng 30 ngày, nếu không ký mới thì (b) sẽ tự động thành (a) và (c) sẽ tự động thành (b) (Điều 22)
  • Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn (Điều 22)
  • Thời gian thử việc: không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác (Điều 27)
  • Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó (Điều 28)


Source: Bộ Luật Lao Động 10/2012/QH13 ngày 18/06/2015

Thuế Giá Trị Gia Tăng

Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng nông sản chưa qua chế biến:

  • Kinh doanh ở khâu thương mại thì không phải kê khai và nộp thuế GTGT (giá bán không có thuế, dòng thuế suất không ghi và gạch bỏ);
  • Không phải khâu thương mại (cá nhân, tổ chức tiêu dùng cuối cùng), kể cả hàng cho, biếu tặng thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất 5%;
  • Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng nông sản chưa qua chế biến ở khâu thương mại thì kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% doanh thu.

 

Source: Khoản 5 Điều 5, khoản 5 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau;
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo quý chậm nhất là ngày 30 của quý sau;
  • Thời hạn nộp tiền thuế GTGT phát sinh cũng là thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT.

Những trường hợp phải kê khai:

Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.

Thuế suất tạm tính theo tỷ lệ:

  • Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10% thì chịu 2%.
  • Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% thì chịu 1%.


Hồ sơ khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh:

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 05/GTGT;
  • Hồ sơ kê khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh được kê khai theo từng lần phát sinh doanh thu. (Nếu trong 1 tháng có phát sinh nhiều lần thì đăng ký với với cơ quan thuế nộp theo tháng).


Source: Thông tư 156/2013/TT-BTC

  • Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh thì tiền chậm nộp được tính: 0,03% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế;
  • Số ngày chậm nộp tiền thuế bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ. Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp. Việc xác định số tiền chậm nộp được căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp tiền thuế và mức tỷ lệ phần trăm (%) trên ngày theo quy định nêu trên.
  • Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
  • Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
  • Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này);
  • Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
  • Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.
  • Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
  • Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
  • Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này);
    Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
  • Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.
  1. Hoá đơn, chứng từ: hóa đơn GTGT hợp pháp, hợp lệ, hợp lý.
  2. Những hóa đơn có giá trị > 20 triệu phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng (tức là chuyển từ tài khoản bên mua sang tài khoản bên bán, là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế).
  • Nếu mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị < 20.000.000 nhưng mua nhiều lần trong cùng 1 ngày có tổng giá trị > 20.000.000 thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.
  • Nếu mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi cho những DN không phải kinh doanh vận tải, hành khách du lịch mà có giá trị > 1,6 tỷ: Các bạn chỉ được khấu trừ thuế GTGT phần 1,6 tỷ trở xuống mà phần vượt trội không được khấu trừ.
  • Đối với những hoá đơn có thu phí, lệ phí: Chỉ kê khai phần chịu thuế, còn phần phí, lệ phí không chịu thuế các bạn loại phần tiền đó ra.

Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.

Theo điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của BTC

  1. Đối tượng khai thuế GTGT theo quý
  • Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
  • Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.

2. Đối tượng khai thuế GTGT theo tháng

  • Doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm trước liền kề trên 50 tỷ
  • DN đủ điều kiện kê khai thuế GTGT theo quý nhưng muốn chuyển kê khai theo tháng thì DN phải gửi thông báo Mẫu 07/GTGT kèm TT 151/2014 TT-BTC đến cơ quan thuế, thời hạn trước thời hạn kỳ kê khai tháng đầu tiên của năm bắt đầu kê thuế GTGT theo tháng.


Theo điều 15 TT 151/2014/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung điểm b, Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC

  1. Những DN đang hoạt động có doanh thu hàng năm > 1 tỷ đồng và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định.
  2. Những DN đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT:
  • Những DN có doanh thu hàng năm < 1 tỷ và đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ theo quy định.
  • Những DN mới thành lập từ dự án đầu tư của DN đang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
  • DN mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

=> Những DN trên phải gửi Thông báo đăng ký phương pháp khấu trừ thuế theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC, chậm nhất là ngày 20 tháng 12 hàng năm.

Theo TT219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014, các hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ từ năm 2014 được kê khai khấu trừ đầu vào không giới hạn thời gian.

Lưu ý: Các hóa đơn trước năm 2014, thời hạn kê khai khấu trừ của hóa đơn GTGT là 6 tháng.

Thuế Thu Nhập Cá Nhân

  • Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Source: điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC

  • Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân:

     
    BậcThu nhập tính thuế/nămThu nhập tính thuế/thángThuế suất
    1Đến 60trĐến 5tr5%
    2Trên 60tr đến 120trTrên 5tr đến 10tr10%
    3Trên 120tr đến 216trTrên 10tr đến 18tr15%
    4Trên 216tr đến 384trTrên 18tr đến 32tr20%
    5Trên 384tr đến 624trTrên 32tr đến 52tr25%
    6Trên 624tr đến 960trTrên 52tr đến 80tr30%
    7Trên 960trTrên 80tr35%
     

    Source: Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013

Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:

  • Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
  • Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Người phụ thuộc bao gồm:

  • Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng. Cụ thể gồm: con dưới 18 tuổi; con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động; con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
  • Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp, các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng (anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột, con của anh ruột, chị ruột, em ruột). Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện: bị khuyết tật, không có khả năng lao động và không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Source: Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013

Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì kê khai thuế TNCN theo quý.

Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng thì:

  • Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN (đã khấu trừ hoặc phải nộp) >= 50.000.000 đồng thì kê khai theo tháng.
  • Trong tháng phát sinh số thuế TNCN < 50.000.000 thì kê khai theo quý. Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm. => Không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải kê khai hàng tháng hoặc quý.

    Source: Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013

Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Thu nhập phát sinh khi doanh nghiệp thanh lý tài sản là quyền sử dụng đất và nhà cửa, công trình xây dựng gắn liền với đất được xem là thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

Doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo từng lần phát sinh chuyển nhượng bất động sản.

Doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản là doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản.

Source: Điều 16 Thông tư 78/2014/TT-BTC, khoản 4 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC.

  • Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
  • Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, giấy điều động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

Tại điểm 2.8, khoản 2, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC

DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị > 20 triệu đồng (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Khoản 2 điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

  • Lỗ chênh lệch tỷ giá trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
  • Lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được bù trừ với lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập hoặc chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế. Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.
  • Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế) không được tính vào chi phí được trừ theo quy định tại điểm 2.22 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Nên kể cả trường hợp bán hàng mà chưa thu được tiền thì vẫn phải xác định doanh thu tính thuế.

Theo điều 5 Thông tư 78/TT-BTC/2014

Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được là thu nhập khác của doanh nghiệp và khoản thu nhập này chịu thuế TNDN.

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Chi tài trợ cho giáo dục gồm:

  • Tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học;
  • Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học;
  • Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường;
  • Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục (tài trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật);
  • Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học;
  • Tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.

Theo khoản 2.23 điều 2 thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về chi phí tài trợ giáo dục